Bài viết của Lê Hoàng về câu trả lời phần thi ứng xử của tân HHHV làm nhớ Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ: "Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
Song bình đẳng giới chỉ có ý nghĩa rất tương đối, vì tạo hóa sinh ra đàn ông và đàn bà với những đặc thù sinh lí và tâm lí và những thiên chức rất khác nhau. Đàn bà mang trong mình những mầm sống nên họ có bản năng nhạy cảm đối với các sinh linh khác. Đàn ông gánh trách nhiệm chở che, nuôi sống người đàn bà và những đứa con chung nên họ cần mạnh mẽ, tháo vát.
Cũng từ khá lâu rồi, những người cấp tiến đã hô vang khẩu hiệu: Phụ nữ ơi, hãy ngừng hi sinh. Phụ nữ là để yêu, không phải chỉ để đẻ, càng không phải để đánh đập. Dù đẻ là chức năng thiên phú, và cũng nhiều người phụ nữ phải để đánh đập mới chịu nghe ra lẽ phải. Phụ nữ hãy làm nghệ sĩ, văn sĩ, chiến sĩ nữa càng tốt, nhưng đừng làm tử sĩ. Hi sinh là tử sĩ đó. Ở mình, phụ nữ phải hi sinh nhiều lắm. Trước kia, khi lấy chồng, đến cái tên còn mất. Nhưng trong hoàn cảnh ngặt nghèo, thì phụ nữ cần hi sinh để bảo vệ con, thể hiện chức năng làm mẹ thiên phú. Còn trong điều kiện bình thường, không cần hi sinh cho ai hết. Đòi hỏi hi sinh lúc ấy, là bất nhân.
Phụ nữ còn mặc cảm đến mức bạ chỗ nào cũng rỉ tai nhau bí quyết giữ chồng/người yêu như là sự mặc định về cái kém cỏi, thế ở dưới của bản thân. Mà tệ cái là không ai dạy đàn ông bí quyết giữ vợ. Thành ra đàn ông giờ bị vợ bỏ nhiều quá. Cũng may là đàn ông bị vợ bỏ đến đâu thì đàn bà bỏ chồng đến đấy, để hốt lũ đàn ông bị vợ bỏ kia về nuôi.
Thường phụ nữ xấu mới phải hi sinh, đánh đổi; chứ đẹp rồi thì lại thành nơi ra đi của bao nhiêu đại gia. Có khối mà nó chịu hi sinh. Nhưng các ông rẻ rúng vợ già vợ đảm, chỉ nâng niu gái trẻ gái đẹp mà nó cuốn tài sản các ông như bão Kastrina ngày nào cuốn sạch mọi thứ ra biển.
Nhưng trong gia đình, muốn ấm êm, phải có người hi sinh nhiều hơn chúc chúc. Trong tình yêu vẫn luôn tồn tại cái gọi là vị thế. Ai yêu nhiều hơn thì vị thế thấp hơn, bất chấp những giá trị cá nhân họ có. Cho nên đừng hỏi cái lí của tình yêu. Nó là cái lí có chân, chẳng ai đuổi bắt nổi nó. Tình yêu lại là sự tự nguyện lệ thuộc vào người khác và hạnh phúc ngay trong chính sự lệ thuộc ấy. Khi yêu, ta tự nguyện hiến dâng tự do của mình để đổi lấy sự ràng buộc, đổi lấy hạnh phúc. Nên đôi khi, người yêu không ghen, mình thấy buồn, vì cảm giác chưa được yêu hết nhẽ. Và vì thế, người ta vẫn ghen, như là thêm chanh ớt cho bát phở sáng.
Về sự ràng buộc, lại nhớ chiếc nhẫn của Promete trong tích Promete bị xiềng, thần thoại Hy Lạp. Pro đánh cắp lửa thiên đình cứu loài người khỏi đói rét. Trừng phạt Pro, Dớt đóng đinh Pro vào núi đá, ngày ngày sai chim đại bàng đến mổ vỡ lồng ngực, moi gan ăn gần hết. Sau một đêm, lá gan lại hồi sinh, lại bị tiếp tục moi gan ăn sống. Khi được tha tội, Dớt vẫn bắt Pro phải đeo một chiếc vòng bằng sắt vào ngón tay, trên đó đính một mẩu đá, để nhắc nhở về hình phạt chàng bị đóng đinh vào núi đá. Sau, những đôi uyên ương đeo nhẫn cho nhau chính là xuất phát từ sự tích này. Chiếc nhẫn cầu hôn, nhẫn cưới tượng trưng cho sự ràng buộc, xiềng xích ngọt ngào, đến lúc nào đó, nó lớn thành gông đeo cổ
ST facebook - Nghe Trong Gió
0 nhận xét:
Đăng nhận xét