CÁCH HỌC 12 THÌ TIẾNG ANH DỄ NHỚ 100% HIỆU QUẢ
Tôi nhớ không nhầm thì Tiếng Anh có cả thảy 12 thì của động từ và một thì mở rộng tương lai gần. Ngữ pháp tiếng Anh thì chắc gần 90% là liên quan tới thì của động từ rồi.
Cảm giác những ngày đầu tiên tôi tiếp xúc với ngữ pháp Tiếng Anh là: Ngữ pháp Tiếng Anh… sao mà dễ thế? Có lẽ lúc trước tôi học Tiếng Nga, ngữ pháp động từ Tiếng Nga khó hơn nhiều.
Ngày đó tôi mất tổng cộng ba ngày để học hết toàn bộ các thì của Tiếng Anh. Mua cuốn sách ngữ pháp về, mầy mò đọc, vẽ lại sơ đồ thời gian và công thức sử dụng các thì. Rồi hiểu bản chất mỗi thì và… sử dụng được luôn. Mãi cho tới tận bây giờ.
Tôi cũng từng đi thi TOEFL, IELTS. Tôi có thể mất điểm về từ vựng do chưa biết từ và lười học. Nhưng tôi chưa bao giờ mất điểm về ngữ pháp, bao gồm cả mớ ngữ pháp thì động từ đó. Tôi thấy nó rất dễ, và luôn rất ngạc nhiên là nhiều người học cả mười năm trời Tiếng Anh mà vẫn cứ… sai liên tục.
Nói các bạn không tin chứ, tôi xài thì động từ không sai bao giờ, nhưng cả một thời gian dài lại không nhớ nổi, chính xác hơn là không biết… thuật ngữ gọi tên mấy cái thì đó là gì nữa. Xài cứ xài thôi. Mãi sau này chỉ bài mấy thằng em út trong công ty cũ và đọc sách giáo khoa dạy con nít nhà tôi học bài, tôi mới nhớ được mấy cái thuật ngữ đó.
Bây giờ tôi xin chia sẻ lại cách học và nhớ thì của động từ của tôi hồi ấy.
Có 12 thì tất cả có thể vẽ lại trong sơ đồ và một thì tương lai đơn giản ngoài lề.
1. Hiện tại: Hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
2. Tương lai: Tương lai đơn, tương lai tiếp diễn, tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn.
3. Quá khứ: Quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
2. Tương lai: Tương lai đơn, tương lai tiếp diễn, tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn.
3. Quá khứ: Quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
Về công thức sử dụng, mọi người ai cũng biết rồi. Không biết thì mua sách hoặc hỏi ông Gú Gồ. Cách học của tôi hồi đó là chỉ ghi nhớ phân biệt… động từ và trợ động từ thôi. Trợ động từ have biến đổi, còn mọi thứ theo đuôi nó thì… y chang. Dịch lên, dịch xuống, dịch ngang, dịch ngửa, dịch phải, dịch trái… vần vò đâu cũng vậy, chỉ có mỗi cái trợ động từ biến đổi theo công thức thôi (have, had, will have...)
Cái thì tương lai gần ngoài lề tôi nhận xét chỉ xài trong trường hợp… “A… xảy ra liền đây!” Ví dụ khi thuyết trình: “Hôm nay tôi xin nói về… bia rượu” hoặc… “Chết cha rồi, trời sắp mưa!” (Dịch: “Today, I am going to talk about… alcohol” hoặc “Oh shit, it’s gonna rain”. “Gonna” viết tắt của “going to”). Hết rồi. Xong cái thì ngoài lề.
Về cách sử dụng 12 thì kia, cách tiếp cận của tôi khác với sách giáo khoa chính tắc nhiều, và chính là điều tôi muốn chia sẻ.
Lúc đầu tôi chỉ học hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn. Cái này dễ rồi. Học cái biết liền. I eat. I am eating. Đại loại thế.
Rồi tôi học hiện tại hoàn thành.
Rồi tôi so sánh nó với quá khứ đơn.
Với tôi, hai thì này giống hệt nhau. Nó đều là quá khứ cả đấy. Ví dụ tôi nói: “I have completed my homework.” Mọi người sẽ dịch sao? Dịch là: “Tôi Đà làm xong bài tập.” Đúng không? “ĐÔ mà là hiện tại à? Nó là quá khứ. Nhưng nó được gọi là thì Hiện Tại Hoàn Thành.
Vậy nó khác nhau ở điểm nào?
Khác nhau ở chỗ: Khi tôi sử dụng quá khứ đơn, người nghe sẽ trợn tai lên hóng cái lúc thời gian tôi làm cái gì đó. Không thấy thì họ lập tức hỏi: “Lúc nào? Lúc nào? Lúc nào vậy mày?”
Còn khi tôi xài hiện tại hoàn thành, tôi nhấn mạnh với người nghe là: “Tao LÀM XONG rồi nghe. Xong rồi, cha nội. Đến cái lúc tao đang nói chuyện với mày đây này, tao đã LÀM XONG rồi nghe mày. Còn chuyện tao làm xong cách đây một phút, cách đây ba ngày, lúc năm ngoái hay cách đây… 1000 năm… ê, đó là chuyện của tao nghe mày. Mày xía mũi vô làm gì? Việc của mày chỉ cần biết, tới bây giờ tao đã… LÀM XONG.”
Vậy là tôi đã học xong bốn thì Tiếng Anh. Tôi đã từng thử thống kê điểm lại, bốn thì này tôi xài được gần như 90% các hành động lời nói thông dụng trong Tiếng Anh rồi đó.
Để tôi điểm lại để các bạn coi có đúng không? Chúng ta nói chuyện thường nhật tuyệt đại bộ phận nội dung chúng ta trao đổi chỉ chia làm hai loại: 1. Các hoạt động tại chỗ (Ví dụ: “Ê mày, mồi cho tao điếu thuốc”); và 2. Kể lại một câu chuyện trong quá khứ (Ví dụ: “Quái thật. Đêm qua tao hôn chia tay cô bạn gái trong vườn sau nhà nhà cô ấy. Thế quái nào… ông cụ dữ dằn nhà cô ấy bước ra vườn… và… dẫm ịch lên lưng tao.”).
Nói chuyện hoạt động hiện tại, tôi xài ba thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành. Đủ rồi. Cần quái gì hơn nữa đâu? Hẳn mọi người đồng ý với tôi, ba cái thì đó dễ ẹc.
Còn trường hợp kể một câu chuyện quá khứ, tôi cứ thì quá khứ đơn mà diễn. Chả có gì khó sất. Mở đầu câu chuyện bị ông già bạn gái dẫm lưng đã có từ “đêm qua” rồi. Sau đó, các hoạt động xảy ra cứ… đêm qua, đêm qua, đêm qua… bao gồm cả hành động lời nói “hun chia tay bạn gái” và hành động “bị ông già bạn gái… dẫm vô lưng.” Đêm qua hết đó. Nên… quá khứ đơn hết đó.
Oài, chuyện kể về hôm qua mà. Thế nào chẳng có tình huống đặc thù phát sinh. Thì cứ chiếu theo nó mà xài y chang như thì hiện tại thôi. Đổi nó thành quá khứ quách là xong.
Thế là lập tức tôi học thêm xong thì quá khứ tiếp diễn và thì quá khứ hoàn thành nữa. Đơn giản là chuyển dịch từ hiện tại qua thôi. Y chang mấy thì hiện tại, không khác một chút nào hết.
Ok, nếu các bạn thấy khó hiểu, tôi xin lấy một ví dụ khác. Tôi xin kể một câu chuyện có thật đời thường, chuyện… đi nhậu mất dép.
Tuần trước tôi cùng một thằng bạn xuống Vũng Tàu thăm thằng bạn khác, cái thằng hỏi tôi về việc học Tiếng Anh và là lý do khởi đầu bài viết này á. À, tôi quên viết hoa chữ TUẦN TRƯỚC.
Nhậu chán rồi, say rồi, tôi và thằng đó về khách sạn ngủ. Không thích ngủ. Nửa đêm hai thằng mò ra bãi biển nhậu. Rồi thằng bạn tôi nổi hứng mò xuống biển tắm nửa đêm. Tôi xách điện thoại theo… chụp hình nó.
Thật tức ói máu luôn. Lúc chúng tôi quay lại chỗ ngồi, một gã nào đó đã ăn cắp đôi dép của tụi tôi mất tiêu.
Oái. Tôi lại quên viết hoa chữ ĐÃ. “Lúc chúng tôi quay lại chỗ ngồi, thằng nào đó ĐÃ ăn cắp đôi dép của tụi tôi mất tiêu.”
Đấy, sau chữ TUẦN TRƯỚC, toàn bộ tất cả câu chuyện của chúng tôi đều xài… quá khứ đơn. Riêng cái chữ ĐÃ tôi vừa viết hoa đó, tôi xài… quá khứ hoàn thành. Có vậy thôi. Dễ ẹc. Khác quái gì thời hiện tại đâu.
Hiểu một cách khác, quá khứ hoàn thành là… quá khứ trong quá khứ. Muốn xài nó cần có một cái gì đó, một cụm từ hoặc một cụm chủ vị khác chẳng hạn, đẩy lùi thời điểm xảy ra hành động thêm một tầng nữa. Trong trường hợp này, “cái gì đó” ấy chính là: “KHI chúng tôi ướt như chuột lột, bò từ bãi biển quay trở lại…”
Câu chuyện tôi kể bên trên thật 100% đó. Thằng mất dép này cũng có trong FB friend list của tôi. Sau khi mất dép, thằng bạn tôi cằn nhằn tôi. Nó bảo lúc nó xuống biển tắm, lẽ ra tôi phải coi đồ chứ. May mà không mất cái bóp với điện thoại, chỉ mất đôi dép. Tôi giải thích, có lẽ thằng ăn cắp nó lấy dép của tụi mình lúc tao đang chụp hình mày ngoài biển.
Oái… lại quên nữa. Phải viết hoa chữ ĐANG chứ. “Có lẽ thằng ăn cắp nó lấy dép của tụi mình lúc tao ĐANG chụp hình mày ngoài biển.” Oài… đây là thì quá khứ tiếp diễn đây mà.
Vậy là tôi học được sáu thì: Hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành.
Thằng bạn tôi lúc về khách sạn lầm bầm: “Tao mất dép rồi. Đôi dép xịn vợ mua đấy. Mấy hôm nữa tao về nhà, nó SẼ giết tao chết mất.” Thằng bạn cay cái vụ mất dép đó lắm. À, mà câu nói của nó tôi để trong ngoặc kép, sử dụng thì… tương lai đơn. Quá dễ rồi. Vậy là học được bảy thì trong Tiếng Anh.
Trên thực tế, bảy cái thì này trong Tiếng Anh nó chiếm hết 99% các hành động lời nói thường nhật rồi. Bao gồm cả đọc, nói, viết, thuyết trình, kể chuyện, chém gió, chặt bão, tán gái, vân vân và vân vân. Các bạn muốn sử dụng thuần thục ngôn ngữ Tiếng Anh thì các bạn cũng chỉ cần bảy cái thì này là đủ rồi
Tôi cứ nghĩ mãi. Cái tôi viết ra nãy giờ chỉ quãng ba trang A4, trong đó tôi cà giỡn chém gió gặt bão hết 60% -> 70% rồi. Vậy mà… nó là 99% ngữ pháp thì của động từ Tiếng Anh rồi. Có thấy khó tí nào đâu nhỉ?
À, với mấy bạn đã đi làm, phải giao dịch với các đối tác nước ngoài, các bạn giúp tôi nhớ thêm một thì nữa là thì… tương lai trong quá khứ nhé. Hay xài lắm đấy. Giải trình sếp, đòi nợ, trốn nợ, tố cáo, cãi lộn, báo cáo, đâm dao sau lưng, ném đá xuống giếng… trong môi trường văn phòng thương mại rất hay xài thì này.
Tôi gọi nó là thì… tương lai trong quá khứ.
Tình huống cụ thể thế này. Cô thư ký vô báo với sếp: “Chó quá, anh ạ. Thứ Bảy tuần trước lão mặt heo giám đốc công ty Băng Vệ Sinh Có Cánh Việt Phát bảo là Thứ Ba tuần này sẽ trả hết tiền mình. Xư lão chứ. Hôm nay Thứ Năm rồi, em gọi điện thoại cho lão mà lão không thèm bắt máy.”
Để tôi viết hoa một số chữ trong câu nói của cô thư ký dịu dàng nhé. “THỨ BẢY TUẦN TRƯỚC lão giám đốc mặt heo công ty Băng Vệ Sinh Có Cánh Việt Phát bảo là Thứ Ba tuần này SẼ SẼ SẼ trả hết tiền mình. Xư lão chứ. HÔM NAY THỨ NĂM RỒI, em gọi điện thoại cho lão mà lão không thèm bắt máy.”
THỨ BẢY TUẦN TRƯỚC: Toàn quá khứ đơn cả thôi. Kể chuyện mà. Dễ ẹc.
SẼ: Riêng chữ SẼ này, các bạn xài tương lai đơn bằng trợ từ WILL thì cứ đổi sang WOULD, thế là xong. Thao tác đơn giản có thế thôi. Mọi thứ bình thường đi sau chữ WILL thế nào thì sau chữ WOULD y chang như thế.
HÔM NAY THỨ NĂM RỒI: Quay về hiện tại thôi. Xài hiện tại đơn. Quá dễ phải không, các bạn nhỉ?
SẼ: Riêng chữ SẼ này, các bạn xài tương lai đơn bằng trợ từ WILL thì cứ đổi sang WOULD, thế là xong. Thao tác đơn giản có thế thôi. Mọi thứ bình thường đi sau chữ WILL thế nào thì sau chữ WOULD y chang như thế.
HÔM NAY THỨ NĂM RỒI: Quay về hiện tại thôi. Xài hiện tại đơn. Quá dễ phải không, các bạn nhỉ?
Không liên quan, nhưng cái lão giám đốc mặt heo mặt lợn cái công ty băng vệ sinh ấy… chính là tôi đấy. Hị hị…
Một trường hợp khác tương tự trong giao tiếp thương mại: “Này pé thư ký xuynh xuynh cụa anh, TUẦN TRƯỚC bên vận tải báo hàng SẼ về Thứ Hai tuần này. Vậy mình SẼ giao hàng khách hàng Thứ Ba tuần này. Nhưng BÂY GIỜ hàng ĐÃ bị delay rồi. Em báo với khách là mình SẼ giao hàng trước cuối tuần nhé!”
Có ba chữ SẼ. Hai chữ đầu xài WOULD. Chữ sau xài WILL.
“Hey, sweetie. LAST WEEK the forwarder informed us that our shipment WOULD arrive on this Monday, so we WOULD deliver to our customer on Tuesday. NOW the shipment HAS BEEN delayed. So, my sweetie, please telephone customer and tell them that we WILL deliver the stuff to them by this weekend.”
Về phần mấy thì mở rộng ở tương lai, cả đời đi làm việc của tôi xài mấy thì đó được có năm sáu lần. Đó là lúc lập kế hoạch triển khai làm một cái gì đó, phải sắp xếp thời gian cụ thể, phối việc của người này với người khác, cái tiến hành song song, cái nối tiếp. Tôi cũng chả thấy có trường hợp nào khác có thể sử dụng thì tương lai hoàn thành và tương lai tiếp diễn cả.
Đại để ví dụ hồi xưa tôi lên kế hoạch phân công công việc mấy đứa em út trong công ty thế này: “Thứ Bảy tuần tới, công ty SẼ có event, mấy đứa nhé. TRƯỚC LÚC cái lão sếp mặt ngựa của chúng ta tới… thằng A này (SẼ) phải làm xong cái này cho anh. Thằng B này (SẼ) phải làm xong cái này nữa. À… nhớ nhé, trong lúc lão (SẼ) lên phát biểu, anh cấm tụi bây không thằng nào được phép… gí thuốc lá vô mông lão. Mấy đứa tụi bây nghe rõ hết chưa?”
Trong cái kế hoạch phân công công việc kia, THỨ BẢY TUẦN TỚI nó dịch chuyển mọi thứ tới thì tương lai. Chữ sẽ đầu tiên là tương lai đơn thôi. Rồi có cụm TRƯỚC LÚC... thì mấy chữ SẼ của thằng A và thằng B sẽ là tương lai hoàn thành, vì tụi nó... phải làm xong trước lúc đó. Rồi lúc lão xếp mặt ngựa SẼ đang phát biểu và có thể bị gí tàn thuốc vô mông, lão sẽ xài thì... tương lai tiếp diễn.
Đấy. Mấy cái thì tương lai cũng chỉ có vậy thôi. Cứ dịch từ công thức sang, và chú ý chỉ có trợ từ biến đổi khi dịch chuyển từ hiện tại về quá khứ hay sang tương lai. Còn mọi thứ sau cái đuôi trong công thức thì giữ nguyên.
Vậy là đã xong chín thì.
Về thì hoàn thành tiếp diễn. Ui trùi… dễ ẹc. Như tôi viết ở trên, HOÀN THÀNH = ĐÃ, TIẾP DIỄN = ĐANG. Vậy thì cái thì này nó ghép với nhau, nó là thì… ĐÃ ĐANG thôi.
Có thằng bạn tôi nó hẹn tôi uống cafe, bảo tôi ra quán café trước đợi nó. Tộ nhà nó, nó bắt tôi đợi nguyên buổi sáng, từ 9h tới gần 12h trưa nó mới mò lên. Thấy mặt nó, tôi điên tiết gầm lên: “Ê, thằng mặt chuột. Làm gì tới trễ thế? Ông nội mày (ĐÃ và ĐANG) đợi mày ba tiếng rồi đấy!”
Vậy thôi. Dễ ẹc. Đó là thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: “Hey, bastard. Why are you so late? I HAVE BEEN waiting here for you for three hours.”
Thế thôi. Quá đơn giản.
Một ví dụ khác. Khi tôi xách xe chạy khỏi nhà, con nhỏ nhà tôi đang tập piano. Tôi lang thang café mấy tiếng rồi về nhà, vẫn thấy nó tập. Tôi kinh ngạc hỏi vợ: “Ố... vợ iêu ơi vợ iêu... Con gái (ĐÃ và ĐANG) tập đàn bao lâu rồi vậy?” Và tôi nói với vợ đại khái là: “Hey, Tiger King. How long has she been practising piano?”
Cái thì này hay có cảm xúc than phiền nhăn nhó, nên thường hay đi với từ for + thời gian hoặc các cụm từ all day long, all night long.
À… còn thì tương lai và quá khứ của nó thì cứ lập bối cảnh thời gian, kéo nó về quá khứ hoặc kéo nó lên tương lai là xong. Mà mấy cái thì này chỉ có đi thi mới hỏi thôi, chứ sử dụng thực tế thì chả bao giờ sử dụng. Hiếm lắm.
Có bao nhiêu bạn đã đọc được hết bài viết của tôi tới đây nhỉ. Ê Lam, tao viết cho mày đấy. Mày có đọc được tới đây không đấy? Ặc ặc… nếu có… kính phục mày ghê. He he…
Nếu bạn nào đã đọc được hết đến tận đây, mình có thể tự tin nói với bạn rằng… đấy… toàn bộ ngữ pháp thì động từ của Tiếng Anh chỉ có bấy nhiêu thôi đấy. Mười phút các bạn đọc hết bài viết này, các bạn đã nắm được toàn bộ 12 thì tiếng Anh, một thì tương lai gần, và còn… bonus thêm một thì tương lai trong quá khứ cho các bạn sử dụng Tiếng Anh văn phòng và thương mại nữa. Mười phút còn lại, các bạn thử giở sách ngữ pháp Tiếng Anh ra đối chiếu. Tôi nghĩ khi các bạn đối chiếu và thấy tôi nói đúng, các bạn sẽ nhớ ngay đấy. Hiểu, hiểu sâu, nắm được sự liên quan giữa chúng với nhau. Và như vậy hết tổng cộng… 20 phút.
Tuy nhiên, tôi nghĩ các bạn có thể chủ động quên béng đi một nửa số thì trong 12 thì ấy. Vì hầu như chả bao giờ sử dụng trong thực tế. Chỉ cần ba thì thôi: hiện tại, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, chúng ta nói được tất tần tật tuốt tuồn tuột mọi thứ trên đời. À… còn lâu lâu, tôi nhấn mạnh là LÂU LÂU nhé, dính tới ba bốn thì khác, cứ theo cách vậy mà… phăng ra thôi. Có khó gì đâu chử nhỉ?
Về phần luyện tập thực dụng, khi các bạn xài mỗi thì trong một tình huống giao tiếp sử dụng, các bạn lật lại luôn giúp mấy tình huống sử dụng mở rộng cho nó nhé. Để tiết kiệm sức học í mà. Đó là: 1. Đặt câu hỏi cho nó; 2. Đặt phủ định thức cho nó; 3. Đặt bị động thức cho nó. Về nội dung luyện tập tiết kiệm sức kiểu này, tôi xin phép ở một bài viết nào đấy tiếp theo, khi tôi có thời gian rảnh và có hứng thú viết lách.
Tôi… mỏi tay rồi đấy. Phần viết này tôi viết cũng dài dài rồi. Tính tôi hay lan man, chứ nếu tôi bóp ngắn lại, toàn bộ ngữ pháp thì động từ của Tiếng Anh… chả còn đến một nửa. Ôi trời… vậy mà ngoài kia… cả chục khóa học Tiếng Anh, cả tấn sách ngoài tiệm. Ui… sao tôi muốn khóc quá vậy chứ? Thực sự tiếc tiền xăng xe các bạn chạy xe trên đường đi học, hị hị…
Có lẽ đấy cũng là lý do tôi không hiểu rất nhiều bạn học thì động từ Tiếng Anh cả chục năm trời, vẫn… sai be sai bét. Hồi mới học Tiếng Anh, tôi tự mầy mò học có đúng ba ngày, không hơn không kém. Mà trong ba ngày đó hình như có một ngày tôi nhậu xỉn thì phải. Sau ba ngày học và hiểu xong, tôi quăng cuốn ngữ pháp lên gác xép. Từ hồi đó chả bao giờ động tới cuốn sách ngữ pháp Tiếng Anh nào nữa. Nếu không tiếc tiền mua sách, có lẽ tôi đã quăng nó vô thùng rác.
Tôi nghĩ, nếu bạn nào đó chưa đọc bài viết này của tôi và nghe tôi nói: “Tao chỉ cần ba ngày học hết ngữ pháp Tiếng Anh!”, hẳn bạn ấy sẽ bảo tôi họ gần với anh Quảng Nổ. Bây giờ đã đọc hết rồi, tôi hy vọng các bạn bảo… ờ… chắc thằng này… họ hàng xa xa thôi. Chắc cũng không gần lắm. Nó chém… cũng được. Mà vừa rồi thì các bạn chỉ cần có… 20 phút.
Đùa chút vậy thôi, chứ rất hy vọng khi các bạn đã đọc hết bài viết này tới đây, các bạn cũng thu hoạch được chút gì hữu ích từ bài viết. Và các bạn nếu thấy bài viết có thể có ích cho một vài người đang học Tiếng Anh khác, các bạn có thể share, copy-paste mà không cần đề tên người viết. Tôi thực chỉ hy vọng chia sẻ được kinh nghiệm mình đã từng trải qua cho người khác, để mọi người tiết kiệm được chút công sức học hành. Vậy là tôi vui rồi. I am not a teacher, anyway.
Thanks for reading, everyone!
ST facebook - Tuấn Ngọc Hoàng(Hoàng Tuấn Ngọc)
1 nhận xét:
Cảm ơn bạn nhiều ạ, bài viết rất hay ạ!!!
Đăng nhận xét