Ở Việt Nam, có vẻ chúng ta bắt đầu bước vào một cuộc đua mới. Cuộc đua về cái gọi là cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hay còn gọi là công nghiệp thế hệ 4.0 (i4.0). Một cụm từ thời thượng.
Từ chính phủ cho đến người dân, từ đại gia công nghệ cho đến trí thức vỉa hè, báo chính thống đến mạng xã hội, người người đang bàn về cuộc cách mạng công nghiệp này. Hầu hết đều viện dẫn những khái niệm và bảng biểu được dịch một cách mơ hồ từ một số bài báo nào đó ở phương Tây, na ná giống nhau mà chả hiểu nó là cái bỏ mẹ gì?
Tất cả như ngồi trên đống lửa. Cảm giác mình bị bỏ lại trái đất trong khi cả nhân loại đang chắp cánh bay vút lên mặt Trăng.
Nhớ lại cách đây hơn 17 năm, cả thế giới nín thở bởi thông tin về sự cố máy tính, được gọi là Y2K, sẽ phá hủy hoàn toàn mạng máy tính toàn cầu vào khoảng khắc chuyển giao giữa năm 1999 và 2000.
Không chỉ những chiếc máy tính đơn thuần, sự cố được cho là ngày tận thế của ngành công nghiệp điện toán sẽ làm biến mất toàn bộ cơ sở dữ liệu ngân hàng, hàng không, tầu ngầm, điện nguyên tử và những gì trước đó được điều khiển bằng máy tính. Thế giới trở nên bất ổn hơn bao giờ hết.
Hàng nghìn tỉ Mỹ kim được các chính phủ chi ra cho các công ty công nghệ để nhằm đối phó với sự cố này. Cuối cùng thì sao? Dĩ nhiên, chả có đéo gì xảy ra trong thời khắc đó cả, một ngày đầu năm 2000 yên ả như những ngày khác, chim hót trên cành, cá lội dưới sông, và trai gái thì vẫn trao nhau những lời tình tứ yêu đương. Chỉ có các chính phủ và các tập đoàn đã tin vào lời dự đoán của các công ty công nghệ với sự tiếp tay của truyền thông, ngậm đắng nuốt cay hạch toán những tỉ tỉ đô la vào một dự án mơ hồ.
Trong cuốn sách The Flat Earth News, tác giả Nick Davies có nhắc đến sự kiện này như một trường hợp điển hình đưa thông tin phóng đại, thiếu căn cứ, vô trách nhiệm của giới truyền thông. Nó cũng là cảm hứng cho tên của cuốn sách, thế giới tròn nhưng báo chí đưa tin nó phẳng, đưa nhiều đến mức dân chúng tin điều đó là sự thực.
Trong một thuyết âm mưu khác, người ta cho rằng đây là chiêu trò của các công ty công nghệ quy mô toàn cầu với khả năng chi phối truyền thông tung hứng cho nhau để lừa bịp thế giới. Những khoản tiền kếch xù chảy về túi họ từ việc chạy đua ứng phó sự cố cũng nói lên nhiều điều.
Quay trở lại với thực tại. Nếu i4.0 chỉ là viễn cảnh vạn vật kết nối, kết hợp thế giới thực lẫn thế giới ảo dựa trên nền tảng internet và những công nghệ tiên tiến, và được cho là gây ảnh hưởng lên mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp thì đó là điều có thể nhìn thấy được, bởi thực sự là nó vẫn đã và đang diễn ra.
Vấn đề, Ai sẽ là người thụ hưởng, là nạn nhân hay là nhân tố để tạo ra cuộc cách mạng này. Nếu chưa trả lời được, thì tốt nhất đừng cố chạy theo những thứ mơ hồ, tốn thời gian và tiền bạc, làm gì có cuộc chơi nào tất cả đều thắng.
Người ta chết vì đói, chứ ai chết vì không có Iphone đâu.
ST facebook - Nguyen Thi Thao
Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017
- Blogger Comments
- Facebook Comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét